Tag Archives: gioi thieu thang canh ho xuan huong o da lat

Đà Lạt Bây Giờ…

Muốn nhìn và thấy Đà Lạt, trong mấy năm qua, mình đã phải lùi thật xa, nhắm hết mắt mũi lại…’ chị Thu Ann Nguyễn, người gốc Đà Lạt đã nói với kẻ viết bài như thế trong chuyến xe đò Thành Bưởi chạy tuyến Sài Gòn-Đà Lạt vào cuối tuần qua. Hàng loạt hồi ức tuôn trào khi xe qua Đồi Cù, trường Bùi Thị Xuân, cà phê Thủy Tạ…khiến kẻ viết bài ‘ngửi ra’ dễ dàng lý lịch ‘cựu Bùi Thị Xuân có phu quân Trần Hưng Đạo’ của chị bạn đồng hành.


‘Cái này coi được!’
Đó là câu nhận xét tóm tắt của chị Thu về tình hình đường xá Đà Lạt. Mặc dù đã thay tên đổi họ nhưng những con đường quanh khu Hòa Bình, rộng ra khu vực đại học Đà Lạt, nhà thờ Con Gà, Trại Mát, cây số 4, cây số 6…vẫn còn khá nguyên vẹn linh hồn. Xe lướt êm qua đường Phan Đình Phùng, Võ Tánh, nét mặt người xa xứ hân hoan thấy rõ. Kẻ viết bài bảo nhỏ tài xế tránh đường Nguyễn Công Trứ, tránh hồ Xuân Hương. Anh ta gật đầu ngay, nét mặt biểu lộ sự đồng loã ngấm ngầm. Trước năm 75, đường Nguyễn Công Trứ tuy lở lói nặng nề nhưng chưa được ‘băng bó’ ra hồn. Sau 75, vẫn cảnh ‘vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh’. Kịp khi đại học Đà Lạt mở rộng qui mô đào tạo, chiêu sinh đủ loại sinh viên thì đường Nguyễn Công Trứ, Võ Tánh, Phù Đổng Thiên Vương, do ở sát trường Đại học, đã nhanh chóng trở thành nơi ‘tập kết’ toàn nhà trọ giá rẻ dành cho sinh viên, khá xô bồ, bát nháo. Chị Thu hoàn toàn chưa được ‘tham quan’ những nhà trọ này – nằm sâu dưới vườn rau, chênh với mặt đường mươi thước. Sau mỗi cơn mưa to, nhà trọ thành túi chứa nước. ‘Đang học trên lớp bọn em phải bỏ đó chạy vội về, di tản quần áo, máy tính, nồi cơm điện lên mặt đường theo kiểu chuột chạy lụt’, Anh Hùng, sinh viên năm hai khoa Du Lịch cho biết như vậy. Đối với người bán rau chuối, mì gói, bánh mì, cà phê thuốc lá, quần áo xôn trên lề đường Võ Tánh, Nguyễn Công Trứ, Phù Đổng Thiên Vương… lực lượng sinh viên trọ học là nguồn sống chính của họ. Nhưng đối với dân địa phương nói chung, sinh viên gây ít nhiều phiền phức, chí ít do bởi phong cách sống ‘Sinh viên mà!’ của họ.

Bên cạnh đường xá phong quang, điều khiến chị Thu nhận xét ‘cái này coi được’ chính là ở cách ăn mặc. Hồi xưa, vào thứ Bảy Chủ nhật, khu Hòa Bình tràn ngập mấy anh Võ Bị, Chiến Tranh Chính Trị, mấy cô trường tây, trường Bùi Thị Xuân với trang phục chỉnh tề, thanh lịch. Sau gần hai chục năm khố rách áo ôm khốn khổ khốn nạn, Hòa Bình bây giờ ngay người bán gánh, lái xe ôm, ăn xin cũng hai ba lớp áo ấm áp, lành lặn. Nam nữ ra đường phổ biến mặc đồ tây, khoác thêm áo len, mũ len, khăn quàng. Không thấy ông nào cởi trần quần soóc, bà nào phong phanh đồ bộ như Sài Gòn nóng nực. Chuyện thời trang ‘nghèo’, thời trang ‘quằn quại’, hình như chỉ dành riêng cho du khách và sinh viên từ nơi khác đến.

Trời ơi, sao mà…
Một trong những đặc sản của Đà Lạt là mưa, thứ mưa dầm dề suốt từ sáng đến tối, kéo suốt tuần. Mặt trời biến mất. Lạnh trong xương lạnh ra. Người già, người bệnh sù sụ ho, sù sụ khăn quàng, ngồi rầu rĩ trong nhà nhìn đám quần áo trên dây, phơi ba ngày, đến ngày thứ tư mọc rêu lấm tấm… Sở dĩ ‘được’ như vậy vì Đà Lạt là một trong những tỉnh có vũ lượng thuộc hàng lớn nhất Việt Nam (hơn 2.500mm). Năm nay mùa mưa đến muộn. Tháng Năm sơ vũ, tháng Bảy đổ đi, vừa ‘vũ’ vừa ‘lộ’ (lộ là sương, móc) dầm dề khiến đồi núi Đà Lạt cuộn tròn, co ro như con mèo ướt. Ngoài trừ làm ăn giao dịch hay có việc cần kíp, không mấy khi người Đà Lạt muốn rời tổ ấm của mình trong những ngày mưa gió. Du khách nước ngoài, tình nhân, vợ chồng mới cưới, văn nghệ sĩ thì khác. Họ lên Đà Lạt không phải để bó gối trong khách sạn nhìn mưa. Trả lời câu hỏi có phải lần đầu đến Đà Lạt, trăm phần trăm du khách bảo không phải. Chấm Đà Lạt ở điểm nào? Khí hậu! Chê Đà Lạt ở điểm nào? Quá nhếch nhác! Để chứng minh, một du khách Mỹ kéo kẻ viết bài xuống hồ Xuân Hương, cho thấy cảnh che chắn, đào đắp ngổn ngang quanh một vùng trũng bao la, trước là lòng hồ, nay mọc đầy cỏ xanh. Thuỷ tạ – nơi gặp gỡ của bao nhân vật huyền thoại một thời – nay nằm trơ trụi giữa tiếng xe cộ ồn ào từ con đường tạm mở ngay bên cạnh, nối hai bờ hồ, thay cho đoạn cầu Ông Đạo đang bị phá ra làm lại, để từ bảy thước bề ngang, trong tương lai sẽ phình to thành mười lăm thước, đủ cho bốn làn xe chạy (chưa kể bảy thước lề đường trồng hoa cỏ).


Đứng nhìn hồ Xuân Hương trong đêm, dù bóng tối đã che bớt những phần kém thơ mộng, đồng thời đèn mầu tứ phía cho mượn hào quang, kẻ viết bài vẫn không khỏi choáng váng vì sự xấu xí thê thảm của hồ nước từng được mệnh danh là trái tim Đà Lạt. Công việc đội đá vá hồ xem ra vẫn chưa đâu vào đâu, tính từ ngày 22 tháng 1, khi hồ Xuân Hương chính thức được tháo nước để tiến hành nạo vét 315.000 mét khối bùn đất, thay mới hệ thống xi phông, xây ta – luy quanh hồ…Theo dự án được phê duyệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chi kinh phí 63 tỉ đồng, dự định trong khoảng thời gian hơn một năm, từ trước Tết Canh Dần tới tết Tân Mão, hồ Xuân Hương và vùng phụ cận sẽ khoác lên mình bộ cánh mới, kiều diễm hơn xưa, xứng đáng với vai trò cửa ngõ dẫn vào Thành phố Ngàn hoa. Tính là thế, nhưng cho tới thời điểm hiện tại du khách đến Đà Lạt, không có chiếc hồ để thả hồn mơ mộng thì chớ, còn mất hồn vì bao hệ luỵ do việc đào bới xáo trộn quanh hồ.


Trong các tua du lịch mùa hè năm 2010 này, tua Đà Lạt ít hấp dẫn nhất. Bốn ngày lưu trú Đà Lạt chưa tới trăm đôla, rẻ nhiều so với tua Nha Trang, Bình Thuận, nhưng khách rất ít, chủ yếu trông vào cuối tuần (thứ Sáu đi, Chủ nhật về). Chị Bình Trang, chủ khách sạn đường Tăng Bạt Hổ cho biết dù đã ‘móc’ với các hướng dẫn viên du lịch, cho họ hưởng 20% huê hồng trong tiền phòng của khách nhưng ế vẫn hoàn ế. Tại sao ế? Chị Bình Trang khoát tay thành một vòng tròn bâng quơ, hất mắt ra góc khu Hòa Bình, ngay vị trí cầu thang dẫn xuống chợ Đà Lạt, nơi những hàng bánh kẹp ‘cải tiến’ nằm chung với hàng quần áo xôn (bánh tráng kẹp là một ‘phát kiến’ của các bà bán đồ nướng trên phố đêm một hai năm trở lại nay, gồm một cái bánh tráng, loại cuốn gỏi, cuốn chả giò, đặt trên bếp than hồng, sau đó đập một cái trứng gà vào, di trứng đều khắp mặt bánh, rắc ít tôm khô, hành mỡ, xong cuốn lại, lấy ra, ăn với tương ớt hoặc xì dầu, bán năm ngàn một cái),
Quần áo xôn, trước năm 75 đã có (gọi chung là đồ viện trợ Mỹ), bán tập trung ở chợ trên. Sau 75, khi toàn thành phố đói khổ, các hàng xôn mới ‘bò lan’ khắp phố. Và bây giờ thì túm tụm chừng hơn chục hàng ở góc photo Hồng Châu, ngay vị trí cầu thang chợ trên. Chả cứ dân địa phương, du khách ai cũng biết chỗ này. Một nhóm bốn cô gái trẻ hí húi lựa áo len cho biết họ từ Sài Gòn lên, xách mỗi người một cái bóp đựng đồ lặt vặt thay vì va li quần áo lỉnh kỉnh vì ‘ở đây bán đủ thứ: mũ len, khăn quàng 30.000 đồng, vớ 10.000 đồng ba đôi, áo gió 30.000 đồng một cái. Người bán không nói thách, tụi này cũng không có ý trả rẻ những thứ đã quá rẻ, bán đổ đống bên đường, tới tận khuya’.


Theo thông lệ, thứ Bảy Chủ nhật, quanh khu Hòa Bình cấm xe chạy, từ bảy giờ tối trở đi dành cho người đi bộ. Nhưng do mưa gió triền miên, du khách lác đác, phố đi bộ không phát huy tác dụng, xe cộ các loại lại được phép lưu thông. ‘Lên Đà Lạt chả biết làm gì cho hết ngày, hết tiền. Đồ ăn thì dở, hồ Xuân Hương đang sửa chữa, cảnh đẹp các nơi đều bị khai thác, chắp vá thô thiển, đồi thông, đồi hoa từ lâu đã thành đồi trọc. Sương mù cũng thôi giăng, quán cà phê Tùng thôi ngon…’. Nhiều người đi Đà Lạt về, nói trong vẻ chán nản, luyến tiếc, như vậy.
Từ cà phê Tùng…


Nhân nói cà phê Tùng, kẻ viết bài nhớ đã gặp tại đây một đôi bạn trẻ trong tình cảnh hết sức… Tùng, nghĩa là rất romantic. Nàng ở Đà Lạt dạy học. Chàng làm thơ, làm báo ở Sài Gòn. Nhớ nhau, nàng nhắn mobil phone ‘một tách cà phê Tùng đi anh’. Cứ tưởng nói chơi, không ngờ anh chàng xuống thật. Sáu trăm cây số vừa đi vừa về. Mười hai giờ trưa đáp xe đò Thành Bưởi. Bảy giờ tối gặp nhau ở góc cà phê ấm cúng riêng tư. Tám giờ tối, lên xe về lại Sài Gòn. Ba giờ sáng tới bến. Sáu giờ sáng ung dung đi làm, thắp điếu thuốc tươi rói, lập loè hình ảnh người yêu…. Đôi tình nhân nọ, đã xởi lởi mời kẻ viết bài ngồi cùng, nghe tiếng hát Khánh Ly lênh đênh sương khói ‘Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa…’


Đi Đà lạt thăm người yêu như anh chàng trong cà phê Tùng, dẫu sao vẫn không nhiều so với người lên Đà Lạt mua bán nhà đất, đầu tư làm ăn, thăm dò dự án. Có điều những người này, tạm gọi là doanh nhân, rất bận rộn, hiếm khi lang thang lãng mạn. Ở họ toát ra một vẻ…không biết gọi đích xác là gì. Mắt sắc sảo, trán cau cau, thần thái ngưng tụ một lát trước khi bùng lên thành con số, chữ ký, danh thiếp, cú điện thoại, cuộc ăn uống bạc triệu…Họ đến đi Đà Lạt xoành xoạch bằng xe nhà, máy bay, xe đò. Chân họ đi đến đâu, mắt họ liếc đến đâu là thông, hoa ‘đi đời’ đến đó, nhường chỗ cho trang trại rau sạch, dãy biệt thự, công nghệ chế biến hoa khô, rượu vang, cà phê, hàng mỹ nghệ xuất khẩu…Họ được chính quyền trải thảm đỏ nhưng dân địa phương chả mấy khi biết mặt mũi tên tuổi họ. Có người đến rồi nhanh chóng một đi không trở lại. Cũng có người kiên nhẫn hơn, cưa kéo năm lần bảy lượt những gốc bự địa phương để xin được tấm giấy phép đầu tư xây dựng, như Nhi và Tất, hai chàng thầu khoán gốc Đà Lạt, đang ăn nên làm ra ở Sài Gòn, đùng đùng ‘đâm đầu’ về Đà Lạt, xin thầu việc nâng cấp ‘thang’ – cách gọi các ngõ tắt nối hai đường song song với nhau.

Hình Đà Lạt xưa, du lịch Đà Lạt
Nhờ Nhi nhắc, kẻ viết bài nhớ lại địa hình Đà Lạt toàn đồi dốc ngoằn ngoèo, lên cao xuống thấp. Để nối đường trên đường dưới với nhau, người dân xẻ đường tắt ngang, đứng xa trông như những chiếc thang bằng đá xanh bám chắc sườn đồi. Nhiều ‘thang’ bị nhà cửa chồm ra lấn chiếm nên tối om, ẩm ướt, bề ngang chỉ đủ hai người tránh nhau như ‘thang’ trên đường Hàm Nghi, Minh Mạng, Duy Tân nối xuống đường Phan Đình Phùng. Đầu thang có thể nằm nép một quán chè, lều cà phê. Giữa thang một chái tạp hóa cò con, cuối thang một chợ chồm hổm, tuy chỉ lèo tèo vài quang gánh nhưng cũng đủ chuối Laba, hồng, đào, bơ, thịt heo, thịt bò, cá biển, bắp sú, salade, giá, cà chua, chanh ớt, đậu hũ… Sáng ra, thay vì đi chợ Đà Lạt, dân ở ‘thang’ nào mua bán quanh ‘thang’ đó. Trùm áo mưa, thu tay trong bụng, đứng nép vào mái hiên, tay này cầm xôi, bánh mì, sữa đậu nành nóng, tay kia xách cá xách rau, vừa mua bán vừa trò truyện rôm rả khiến không khí trong các ngách, các ngõ quanh ‘thang’ mang vẻ đầm ấm riêng tư. Giọng Đà Lạt của họ nghe rất hay – không phải Sài Gòn, càng không Nha Trang, Quảng, Huế. Nó là một thứ tiếng Bắc nhẹ nhàng, pha đủ thổ âm khác nhau, pha nhuyễn đến mức không thể phân biệt được thổ âm gốc, chỉ biết càng nghe càng thấy dễ thương – nhưng thương dễ hay không, không dám chắc!

Hình Đà Lạt xưa, du lịch Đà Lạt
Thế đó, Đà Lạt đầu tháng Tám này, không có hoa tươi trái ngọt, thức ăn ngon để cầm chân du khách, chỉ có mưa dầm và đường xá, hàng quán, chợ búa lôi thôi ướt át. Nhưng nếu nhắm mắt lại, mở ký ức và tình yêu ra, người ta có thể thấy được nét đẹp khói sương lãng đãng của vùng đất này cũng nên. Mà một khi đã thấy, chuyện vượt 600 cây số hay 10.000 cây số về thăm coi như ‘số trời đã định’, muốn trốn trốn không xong

Nghĩ Về Đà Lạt

Hơn 10 năm trước  đọc truyện ngắn “Đà Lạt trong sương”. Từ đó vấn vương cái tên gọi Đà Lạt, những đồi thông, những biệt thự u tịch, làn sương ẩm ướt, nỗi buồn lưu cữu và thanh tao. Chưa gặp đã đem lòng yêu.

Sáng nay tôi ngồi trong tiệm café, trên véran – da ngôi nhà vốn là biệt thự, cách hồ Xuân Hương vài ba trăm mét. Trước mắt, mặt nước, rồi đồi Cù lững thững mấy cây thông trên nền cỏ chải chuốt, rồi tít tấp xa xa bóng dáng dãy Langbiang. Bầu trời xanh vắng sương vắng mây. Thân hình một cây thông đơn côi, đen đủi cuốn hút tâm trí tôi. Vài cái cành, cũng đen đủi, bị đốn lưng chừng, hệt như người bị chặt tay, hệt như con cua bị bẻ càng.

Chạnh lòng liên tưởng bức hoạ của Salvatore Daly: Trên nền trời sáng choang mà không ánh nắng, trong bầu không khí vắt kiệt nước, một thi thể con người chết mà không rữa, phanh cái ngực với bộ sườn như thể phím đàn, một con nhặng giống thật hơn thật ghim ở một góc. Khúc gỗ thông đặt ở góc véranda tôi ngồi, tưởng như cũng lồng ghép vào bức hoạ đó. Vì sao người ta đặt nó ở đây nhỉ? Phần lưu lại của một cây thông kỷ niệm nào đó chăng? Nay mai biết đâu người chủ tiệm lại xin về một đoạn của cái cây còn đứng kia, đặt vào góc đối diện cho cân xứng?

Nén suy tưởng siêu thực đi, tôi hướng mặt về bên kia hồ, phía tay trái: khu chợ trung tâm, một khối kiến trúc trắng chói lòa, chen lèn nhau về các hướng. Tràn trề sức sống và sự chuyển động, Đà Lạt hôm nay xem ra không có gì liên quan đến hình ảnh cây thông cành cụt kia. Nó lan tỏa ra, đồ sộ lên, giàu có lên trông thấy. Ví sự phát triển bùng nổ này với cái cây tươi tốt, mới phải.

Thế nhưng tôi không tài nào thoát khỏi sự cảm nhận gia tăng sau mỗi lần trở lại: Cái cây đang lớn nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều cao ấy, đang vô tình cầm con dao dựa, cúi xuống băm vào gốc rễ mình.

…Có những cái gì đó đang mất mát đi, đang tan vỡ đi trong cơ thể đô thị, có lẽ tinh tế nhất, trọn vẹn nhất trên đất nước mình.

Đà Lạt, đô thị hầu như duy nhất ở nước ta có ngày sinh tháng đẻ chính xác, được tạo dựng nên lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng của nước nhà chỉ để làm nơi nghỉ dưỡng. Một đô thị xây dựng ngay từ đầu theo ý tưởng và quy hoạch nhất quán, bởi thế mà, chỉ qua vài ba thập kỷ, đã kịp định hình cho mìn diện mạo riêng.

Đà Lạt, cũng có thể là duy nhất trong các đô thị ở nước ta, trong công cuộc hiện đại hóa tất yếu, có cơ may giữ lại và phát huy tính thống nhất giữa thiên nhiên và đô thị, tinh hài hòa trong chuyển hóa không gian và kiến trúc.

Đà Lạt là một hiện tượng đô thị. Người châu âu gọi là urban phenomenon. Cái hiện tượng, cái phenomenon ấy được tạo nên bởi sự hòa nhập kỳ diệu giữa thiên nhiên, trời phú cho, và đô thị, Người dựng nên. Hòa nhập một cách hữu cơ, một cách tự nhiên, đến mức tưởng như không thể nào tạo lập khung cảnh trời đất phù hợp hơn cho phong cánh kiến trúc này, cùng như không thể nào tạo lập khung cảnh kiến trúc phù hợp hơn cho khung cảnh trời đất này.

Hơn thế nữa, Đà Lạt là một mẫu mực về sự ứng xử văn hóa đối với tạo hóa, khi con người kiến tạo những thiết chế sống của mình, – ngôi nhà và đô thị. Một sự thế nghiệm, khởi xướng cách đây ngót thế kỷ, của nền xây dựng đô thị thời hậu hiện đại, hướng vào thiên nhiên, – đô thị sinh thái.


Hồ Xuân Hương

Đà Lạt cho đến hôm nay vẫn đang sở hữu một hệ thống tài nguyên: Thiên nhiên, cảnh quan nhân văn hóa, quỹ đô thị, quỹ kiến trúc và văn hóa sống đô thị. Hễ một trong số tài nguyên này bị suy suyển, là cái tổng thể trọn vẹn bị xộc xệch. Hễ các tài nguyên cùng bị suy suyển, là cái tổng thể trọn vẹn, mệnh danh là Đà Lạt, tan vỡ.

Sự tan vỡ đã bắt đầu nhận ra rồi.

Nhìn từ máy bay, khi nó giảm độ cao để đáp xuống Liên Khương, ta có thể nhận thấy rõ và đầy đủ mức độ can thiệp nghiêm trọng như thế nào vào tòa thiên nhiên. Những mảnh rừng sót lại giống như những mảng vá. Đất đai bị cày xới, đào khoét.. Một vùng đất trời vốn bát ngát, vốn xanh tươi và mát lành, co lại dần thành những ốc đảo. Vào cửa ngõ thành phố, thấy những cánh rừng thông. Tiến sát vào trung tâm, rừng thưa nhanh. Nhiều nơi thưa thớt vài cây, xa lạ ngay trên mảnh đất của chính mình. Đà Lạt vốn là thành phố của những cây thông. Thiếu bóng dáng cây thông, thiếu rừng thông, Đà Lạt liệu còn có là nó nữa không? Nghe nói, gần đây đã trồng mới gần 40 ha rừng thông. Có lẽ là ở ngoại ô. Còn ở khu trung tâm số còn lại có thể đếm được. Đã đến lúc phải kiểm kê từng cây, nhất là những cây cao tuổi, để bảo vệ như là vốn liếng. Quanh hồ Xuân Hương đã được tôn tạo, trồng nhiều loại cây: tùng, xá xị, long não, thông… Song thông, vì lí do nào đó, trồng ít. Trên đất Đà Lạt, thông đứng đâu cũng đẹp. Những khoảng trống vắng chỉ có thể lấp đầy bởi những cây thông mà thôi.

Hãy thử tạo nên một cái lệ mới: Hễ có người mới sinh ra, trồng một cây thông. Có người kết hôn, trồng hai cây thông. Có người ra đi, trồng một cây. Vĩnh cửu hóa những chặng đường của kiếp làm người bằng những cây thông, xem ra ta đã dựng những “tượng đài” xanh triết lý nhất cho mình.

Ở nước ta chỉ có hai đô thị mà trung tâm là hồ.

Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội nối phần đô thị Việt với phần đô thị thời thực dân thành một thể thống nhất. Nơi phố xá chật hẹp, vẫn có chỗ cho cảnh, cho cõi tâm linh. Hồ Xuân Hương ngay từ đầu đã được các nhà quy hoạch coi là trung tâm, nhưng không bằng việc xây cất quanh nó những công trình to tát, mà bằng cách né tránh, để nguyên vẹn, ngoại trừ con đường bao quanh. Từ khu trung tâm, nơi nhà thờ Con Gà và khách sạn Palace tọa lạc, cả một khung cảnh giang sơn tít táp mở ra cho đến tận chân trời, án ngữ bởi dãy Langbiang mà thôi.

Các đường phố được lồng ghép khéo léo vào thế núi đồi, tối thiểu hoá mọi sự can thiệp và bộc lộ rõ những ưu thế của từng vị trí đất. Công sở, dinh thự, biệt thự, bố cục phân tán trong không gian đồi thông và những con đường xen kẽ. Cùng với quy mô chừng mực của kiến trúc, lối quy hoạch này tạo nên cấu trúc không gian chuyển hoá mềm mại, hệ tỷ lệ xích tinh tế cho đô thị. Chính cái sự tinh tế này đang bị xâm hại một cách sở thị nhất. Ở nhiều nơi sườn núi bị san ủi để chia lô xây nhà mạt phố. Lối quy hoạch nhà liền kề nhan nhản khắp các đô thị nước ta, ở đâu chứ ở Đà Lạt thì quả là dị thể. Không gian giữa những tòa nhà, vốn để không mà không trống, bị xen cấy vào những công trình mới, to quá cỡ, bởi kiểu cách và màu sắc thách thức. Vài con đường mở rộng quá khổ, ở giữa khu trung tâm cũ đã định hình. Thế là, cơ thể đô thị nhuần nhị tan vỡ, sự thống nhất trọn vẹn suy suyển. Có lẽ là mãi mãi.

Quỹ kiến trúc Đà Lạt đặc trưng bởi bộ sưu tập các loại hình và phong cách kiến trúc Pháp thời kỳ chuyển tiếp từ chủ nghĩa cổ điển sang kiến trúc hiện đại. Tuy tiền mẫu của các công trình kiến trúc này dễ dàng tìm thấy ở các địa phương của nước Pháp, song không thể phủ nhận rằng chúng hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thiên nhiên và khí hậu Đà Lạt, phù hợp trên mức có thể với cảnh quan trời đất ở đây. Sở dĩ cái vốn kiến trúc đó đã trở thành hữu cơ và trở thành khuôn mặt riêng tư của Đà Lạt, bởi từng ngôi nhà đã được chọn đúng kiểu dáng và đặt đúng chỗ, từng ngôi nhà đều có sự chuyển tiếp tự nhiên từ đất lên và ăn nhập với chính chỗ nó đứng. Từng ngôi nhà được lồng cấy vào khung cảnh, không ngự trị, càng không chiếm lĩnh. Véranda, hiện diện ở từng ngôi nhà, tạo nên sự chuyển tiếp từ những căn phòng ngăn kín sang thiên nhiên. Nó như con mắt của biệt thự, hướng nhìn vào cảnh trí. Khi biệt thự biến thành chung cư, véranda biến thành chỗ ở, con mắt ấy đã nhắm lại.

Không rõ, trong số hơn hai nghìn biệt thự, bao nhiêu cái còn được sử dụng với chức năng cũ, bao nhiêu cái dùng làm chung cư hoặc bị bỏ hoang. Dinh thự biệt thự ở Đà Lạt là một quỹ kiến trúc vô giá về mát tài sản vật chất, sử dụng, kiến trúc, cảnh quan và thẩm mỹ. Một ngày nào đó, quỹ kiến trúc này sẽ được công nhận là di sản văn hoá. Tất nhiên, nếu nó còn.

Đà Lạt là tác phẩm của nền kiến trúc phong cảnh. Song cái tính chất kiến trúc phong cảnh đó không được tạo nên bởi hệ thống những vườn hoa và những công viên như thông thường, mà bởi chính cái nền cảnh thiên nhiên, trong đó kiến trúc chỉ là sự bổ sung vào, do đó, làm các vườn hoa, các công viên phong cảnh hoặc những tiểu cảnh trong các khuôn viên là chưa đủ, chưa hẳn là cách ứng xử đặc thù cho riêng Đà Lạt, mà phải chăm sóc và khôi phục cái vườn hoa vĩ đại Trời cho, – cảnh quan thiên nhiên. Vâng, đã đến lúc phải đặt vấn đề khôi phục cảnh quan, như một tài nguyên, như một di sân. Nó là cái nôi của thành phố này.

Nói về văn hóa sống của một chốn đô thị, vốn là nơi nghỉ dưỡng mới hơn trăm tuổi, có vẻ vội vàng chăng? Song, không thể không nhận ra những nét riêng trong cốt cách, trong cách sống của người Đà Lạt. Thành phố này đã thu hút người tứ xứ đến nghỉ, đến định cư lâu dài. Nông dân xứ Bắc, quen thâm canh ruộng, đến đây thâm canh nghề vườn. Những làng- vườn, góp phần tạo nên bản sắc và cảnh sắc cho thành phố, giống như các đô thị truyền thống ở ta, vừa có thị lại vừa có thôn. Người từ các tỉnh về đây làm việc phục dịch cho người Tây và người Ta nghỉ mát. Ấy là chưa nói đến những gia đình trí thức tiểu tư sản từ Bắc kỳ kéo nhau vào để tìm nơi chốn yên ắng. Hình như bây giờ lác đác cũng có những người nghĩ theo cách đó. Người Pháp đến đây không chỉ để tránh cái nóng dưới đồng bằng. Năm 1948, trong số một vạn rưỡi dân, đã có hơn hai ngàn người Pháp. Lối sống, lối nghĩ của các cộng đồng dân cư dần dà đã hoà trộn, quện xoắn vào nhau, tạo nên sắc thái riêng trong văn hóa đô thị Đà Lạt. Thiên nhiên, cảnh quan, đô thị, kiến trúc, hình thái hoạt động xã hội, cùng với sự cộng sinh văn hoá của các miền và các xứ, đã nhào luyện nên bản sắc trong văn hoá sống của người Đà Lạt. Nó là thành phần hữu cơ của cơ thể đô thị Đà Lạt thống nhất nhuần nhuyễn. Về phương diện này, cũng đang diễn ra sự xộc xệch nào đó. Giữa các đô thị bành trướng nhanh và sống quay cuồng, ta thèm muốn giữ lại những đô thị mà người dân đi không vội, ăn không nhanh, nói không to. Vẫn giữ được cái sự hiền từ. Đà Lạt có cơ may là thành thị như thế.

Thả bộ giữa Đà Lạt, nhận thêm ra những dấu hiệu làm ta e ngại về sự tan vỡ trong phát triển. Hình bóng nhà thờ Con Gà như một tín hiệu của Đà Lạt đã bị những khối nhà che lấp hẳn. Ở các làng hoa, nhà cửa trở nên hỗn độn. Con suối Cam Ly cuốn theo khí nặng của nền văn minh hiện đại. Năm chiếc cầu bê tông vươn ra mặt hồ Xuân Hương làm theo kỹ thuật nhân bản vô tính. Nghe nói, khách sạn Ngọc Lan, đứng trên đồi, sắp lên chín tầng, thách đố núi đồi chăng?

Đà Lạt phát triển nhanh quá: to và rộng ra, đông lên, đường thênh thang, nhà mới nhiều, đời sống khấm khá lên. Hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường chung. Phát triển không kém ai, nhưng vẫn phải là “mình”. “Mình” ở đây là hệ thống “gien” của Đà Lạt, nếu được duy trì và phát huy. Chúng tiềm ẩn trong thiên nhiên, trong đô thị, trong kiến trúc, trong nếp sông…

Đà Lạt đã có cái cốt, cái nhân.

…Tôi mơ những rừng thông trở về che phủ cho những mái nhà và những đường phố cũ của Đà Lạt. Tôi mơ những khu xây dựng mới sẽ nhũn nhặn núp mình dưới những rặng thông. Và làn sương ẩm ướt sẽ lan tỏa mãi mãi trên cái sự nhất thể kỳ diệu giữa Đất- Trời – Kiến trúc-Con người, mệnh danh là Đà Lạt.

Những địa điểm ăn chơi tại Đà Lạt

Cà phê ở Đà Lạt rất đa dạng, mang nhiều phong cách khác nhau, từ những quán bình dân cho đến sang trọng, từ sôi động cho tới yên tĩnh, có những nơi dành cho nhóm bạn nhưng cũng có những góc riêng chỉ dành cho hai người. Bạn có thể chọn cho mình một nơi lý tưởng nhất để tận hưởng hương vị độc đáo của cà phê Đà Lạt.

Cà phê Rainy

24B/1 Hùng Vương, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Tel: (063) 821532
Đến với quán bạn có thể vừa nhâm nhi ly café đắng vừa có thể ngắm bầu trời trong xanh in hình trên hồ nước. Cùng với những hòn non bộ, cây cảnh bao quanh tạo nên một bức tranh tuyệt vời. Quán được phân ra từng khu riêng biệt để mở các loại nhạc trẻ…Giá trung bình từ 5.000 -25.000 VND chỉ có điều hơi xa trung tâm

Cà phê Tỉ Muội

Nằm trên con dốc cao của đại lộ 3 Tháng 2, từ trên cao bạn có thể nhìn ngắm dòng người qua lại và khung cảnh của thành phố về đêm rất đẹp.

Với phong cách trang trí nhẹ nhàng, không gian mở thoáng mát, sử dụng hệ thống đèn nháy làm cho khung cảnh tăng thêm phần lãng mạn.

Thức uống ở đây rất đa dạng và phong phú, với đầy đủ thức uống được pha chế rất ngon do đội ngũ bartender chuyên nghiệp chế biến sẽ làm cho bạn ngon miệng.
Nhân viên phục vụ nhiệt tình và lịch thiệp. Giá cả phải chăng khoảng từ 7.000 – 20.000 VND.

Cà phê Trung Nguyên

Nằm trên tầng trệt và tầng lững của khách sạn Golf 2. Cà phê Trung Nguyên có phong cách thật nhẹ nhàng, trên mỗi bức tường đều có những bức tranh được vẽ thật ngộ nghĩnh và ấn tượng.

Có một quầy bar thiết kế trang nhã, trưng bày rất nhiều các loại rượu và rất nhiều cà phê Trung Nguyên.

Thức uống rất đa dạng nhưng thường thì thực khách đến đây chỉ muốn uống một ly cà phê thật ngon của thương hiệu đã rất nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Nhân viên phục vụ rất nhiệt tình và chu đáo. Giá từ 8.000 – 30.000 VND

Thêm một số quán khác

Nguyên cái dãy mà nhìn xuống chợ đó, ngồi uống nhìn xuống đường phố cũng hay, như quán Làng Văn, Nghệ Sỹ… Giá cũng bình dân khoảng từ 5 đến 15 ngàn một ly (đường Nguyễn Chí Thanh)

Muốn cao thì lên Phố Núi, Quán mới cũng gần đó, đi thang máy lên sân thượng, ngồi uống và ngắm thành phố, giá khoảng 15 đến 20 ngàn một ly (đường Nguyễn Chí Thanh)

Quán An Tiến 20a duong Le hong Phong .Nơi này hợp với ghiền uống trà đạo, trông rất ấm cúng nhưng không được phong cách cho lắm

Thích yên tĩnh thì đi xa một chút như mấy quán Bích Đào thì có hát cho nhau nghe (Karaoke) Quán cung tơ chiều thì vào đó chị chủ quán rất khó tính, điện thoại di động tắt chuông, muốn nghe thì ra ngoài nghe, nói nhỏ hơn tiếng nhạc chị mở và hay đuổi khách giá thì 20.000 một ly, nhưng quán rất đông vì chị chủ cùng ôm đàn và hát với khách, giọng chị khá đạc biệt Hai quán này đều gần Dinh III

Muốn đẹp và lãng mạng thì Ngồi Thanh Thủy hoặc Thủy Tạ uống và ngắm Hồ Xuân Hương, nhưng giá ở đây không mềm chút nào (đắt)

Ở gần ngã 5 Đại học thì ở đây rất rất nhiều quán cafe, vì khi sinh viên nên ăn và uống cũng giá sinh viên. Và ngay đường Phù Đổng có quán cafe Trung Nguyên uống cũng ngon và lịch sự, nhân tiện đường này thì chạy lên ăn Bún Công luôn thể Laughing

cafe DƯ ÂM

Có món cafe dư âm, net đặc trưng ma những quán khác không có. Là nơi gặp gỡ của dân ghiền Online

cafe Thiên Hà

Đường Phan Đình Phùng, đối diện trường Đoàn Kết, gần dốc nhà nàng. Để đắm mình trong ánh nến lung linh và tiếng đàn dương cầm trầm bổng của một cô gái trẻ

cafe Amorphis

95b Nguyễn Văn Trỗi phong cách rock, thiết kế như một mini bar……….ấn tượng cực mạnh

cafe Music World

Đường Bùi thị Xuân, chủ yếu là nhạc ngoại(rock ballds) bạn có thể yêu cầu bất cứ bài gì về thể loại này. Quán tuy nhỏ nhưng nhìn cực kì dễ thương, rất mộc, căn nhà gỗ nhỏ xinh có những chiếc vecta cổ được trưng bày trong sân vườn.

Cafe Song Vy

Đường Nguyễn Du, Quán Song Vy như lâu đài vậy, căn biệt thự này mới xây vài na7m nay, nó đến mấy Tỷ trông sang trọng, dễ thương lắm! Cách phục vụ thì rất chu đáo! Mở nhạc trữ tình pháp

cafe Liễu Ơ (tức là lỡ yêu) Laughing

Liễu Ơ nằm sau Dinh II. Ấn tượng bởi kiểu thiết kế sân vườn mang nét đặc trưng của Đà Lạt. Đường đi vô quán thoai thoải lưng chừng đồi, trông cũng hay lắm. Thích nhất là có hàng rào hoa dã quỳ, lãng mạn làm sao !

Hoa Hướng Dương – quán yêu thương

TT – Hoa Hướng Dương (26H Yersin, TP Đà Lạt) là một quán cà phê ấm cúng nhỏ xinh, nằm cheo leo giữa con dốc trong hẻm nhỏ. Thực khách đến để tâm hồn rộng mở, để cảm thông và rộng lượng hơn với những bạn trẻ không may mắn như mình

Giao Hưởng Xanh

Quán nhỏ nhưng xinh, có cái cầu thang màu trắng uốn lên tầng trên, ít dây thường xuân…có cả cái hồ bé bé, hai con vịt trắng nhỏ nắng mưa gì cũng ngẩng mặt ngó trời…Quán nhỏ nhưng không ồn ào. Có lẽ ai vào cũng đều trân trọng cái yên ắng đó, để thi thoảng đắm mình trong giọng hát Khánh Ly, đôi khi là của Ngọc Lan, Khánh Hà…rồi có lúc bà chủ vui tính, mở một bản nhạc Pháp vui nhộn để ngay sau đó lại vang lên một điệu buồn da diết. Người ta tới với quán tuyệt nhiên ko ầm ĩ, có cái gì đó lặng lẽ và nhún nhường

Quỳnh Hương

Đường Cô Giang, sau BV Y học Cổ Truyền, tầng 1 và tầng 2 là karaoke, tầng 3 là phục vụ Cafe, fast food, Cocktail. Tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần Ca nhạc và độc tấu Piano (quán này hát âm thanh cũng được, có phòng lớn và sân khấu biễu diễn phù hợp cho nhóm bạn sôi động)

Mộc

Đường Hai Bà Trưng, Thiết kế dĩ nhiên toàn là gỗ có phong cách. Phía dưới là quán bar, cuối tuần nào cũng có nhạc sống do ca sĩ hát. Quán Mộc có món “kem mộc” cũng được và lạ, chủ đạo của món kem là chuối được hấp nóng(giả gỗ )

Tĩnh lặng

Ngay đầu đèo từ TP HCM lên, ngồi ở đây nhấm nháp cafe thì rất lãng mạn và cảm thấy thư thái. Có thể nhìn thấy toàn bộ cảnh đà lạt. Phía trên có phòng lớn, còn phía trong vườn là những căn nhà nhỏ, ấm cúng dành cho các đôi bạn trẻ đưa nhau vào tâm tình (gọi là cafe chòi)

cafe wifi

Đường Nguyễn Chí Thanh gần mấy cái quán Only nói ở trên, vừa uống cafe vừa chát với bạn bè Laughing

——————————————————————————
——————————————————————————

Ăn sáng

Ngay tại khu Hòa Bình có các quán đã trở nên quen thuộc với người dân thành phố hoa như phở Tùng, phở – cơm tấm Bắc Hương (gần kế cà phê Tùng), bún bến xe Tùng Nghĩa (sau lưng khu Hòa Bình), phở Hiếu (kế bên khu Hòa Bình). Nhưng nếu ở các đường phố khác không gần trung tâm thì người dân Ðà Lạt thích ăn sáng ở phở Hoàng Văn Thụ, phở Quang (Hà Huy Tập), phở Hà Nội trên dốc đường Hải Thượng Lãn Ông. ở gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến phở Vi (góc Trần Quý Cáp với Nguyễn Du). Phở ở Ðà Lạt rẻ hơn (phở ngon chỉ từ 10.000đ – 12.000đ/tô) và “chén” đã hơn so với ăn ở nơi khác vì xứ lạnh ăn nóng khi tô phở đang bốc khói và vì có rau tươi, ngon.

Ðối với du khách ở Sài Gòn lên thì nhiều năm nay đã quen với quán bún 44 Hùng Vương (bà già tóc bạc) và một quán bún Huế khác là bún Công (nằm trên đường Phù Ðổng Thiên Vương – trên đường đến khu du lịch Thung lũng Tình yêu). Trước đây, món bún Công còn giữ được nét đặc trưng của Huế là rất cay nhưng dần dần để phù hợp với thị hiếu đã ít cay hơn nhưng nếu là bạn là người sành ăn cay thì nên dặn người phục vụ cho thêm ớt. Giá một tô bún Công là 12.000đ, tô đặc biệt 15.000đ nhưng quả là xứng “đồng tiền bát gạo” và du khách có thể ăn trưa bằng một tô bún đặc biệt là đủ.

Ðối với khách bình dân thích ăn mì Quảng thì nên đến đường Nhà Chung – nơi có 2-3 quán mì Quảng ăn được và vào buổi sáng rất đắt khách (chủ yếu là dân Ðà Lạt đến ăn).

Nếu là người thích các món ăn Trung Hoa thì du khách hãy ghé đến quán mì Hoành thánh, 217 đường Phan Ðình Phùng (gần ngã ba chùa Linh Sơn) hoặc quán Vĩnh Lợi ở cuối dốc Duy Tân du khách sẽ được phục vụ chu đáo. Buổi trưa, gần quán Như ý có quán ăn Tài Ký với các món cơm xào, vịt tiềm, óc heo tiềm, chân gà tiềm hấp dẫn để du khách tăng thêm sinh lực sau những lúc lên dốc, xuống đồi mệt nhọc. Từ buổi trưa, một quán Tài Ký khác ở đường Bùi Thị Xuân cũng đã mở cửa sẵn sàng phục vụ du khách sành ăn cho đến chiều. Giá một tiềm thuốc bắc ở Ðà Lạt khá rẻ : từ 35.000 – 50.000đ tùy theo món.

Nếu thích nơi yên tĩnh, có phong cảnh đẹp thì cũng có thể đến quán Bích Ðào (đường Triệu Việt Vương, ngay dốc lên dinh Bảo Ðại). ở đây có phục vụ món Bò né chất lượng không thua kém các quán nổi tiếng ở TP.HCM. Ăn sáng ở Bích Ðào có cái tiện là uống cà phê luôn tại chỗ và quán luôn sẵn các loại nhạc cổ điển, hòa tấu không lời.

Bánh canh Xuân An cũng trên đường Nhà Chung vào buổi chiều có món ăn đặc sản của Ðà Lạt là bánh canh Xuân An (số 15 Nhà Chung, ÐT : 827690). Quán bánh canh này đã là một địa chỉ quen thuộc của người dân thành phố hoa từ hàng chục năm nay và đã đến thế hệ thứ 2. Ðặc điểm khác biệt của bánh canh Xuân An so với bánh cánh các nơi khác là đậm đặc hơn, hơi béo hơn và có cả bánh canh giò.

Một đặc điểm của du khách khi vào ăn lúc mùa du lịch cao điểm, nhất là các quán ở ngay trung tâm thành phố là phải hỏi giá cả trước đề phòng một vài quán có thói quen “chặt đẹp” khách.

Ăn trưa

Ðối với các du khách đi đoàn lớn, thích ăn uống theo kiểu bình dân vừa hợp khẩu vị, vừa rẻ tiền thì không còn chỗ nào lý tưởng hơn bằng ở hàng ăn trên chợ lầu Ðà Lạt. ở đây có đầy đủ các món ẩm thực bình dân như bún, cháo đến cơm, phở, bánh cuốn… với giá rất bình dân 5.000đ – 6.000đ/đĩa và với 5.000đ đã có thể xong bữa. ở đây cũng có cỏ các món cơm, phở chay phục vụ các khách đi hành hương với chất lượng tương đương đồ mặn nhưng giá cả có rẻ hơn. Hay quanh chợ Ðà Lạt cũng có một vài quán cơm bình dân phục vụ cơm trưa với giá 5.000đ – 7.000đ/bữa.

Du khách cũng có thể dạo quanh khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu để tìm đến các quán ăn “rất bình dân” dành cho người lao động với giá 10.000đ/đĩa cơm và 15.000đ/phần.

Nếu đi xe từ 12 chỗ trở xuống đến nhóm 3 – 4 người muốn ăn cơm “công chức” thì chịu khó tạt xuống đường Hùng Vương trước Phòng Cảnh sát giao thông có 2 quán cơm luôn đông khách vào buổi trưa phục vụ công chức và người lao động. Ði quá 200m cũng có 3 quán côm bình dân khác mà khá nhất là quán Hà. Giá một phần cơm ở đây chỉ từ 8.000đ – 10.000đ với 3 món hẳn hoi là canh, rau và món mặn. Ðiểm đặc biệt ở các quán ăn trên đường Hùng Vương này là đều có món dưa, cà pháo và mắm nêm.

Ðối với du khách ở các khách sạn trên đường 3/2, Nguyễn Văn Cừ, Hải Thượng Lãn Ông có thể đến quán cơm bình dân dành cho người lao động ở góc đường Nguyễn Văn Cừ – 3/2 với giá 7.000đ/đĩa.

Sang trọng hơn thì đã có các nhà hàng ở ngay đường vào chợ như Nam Ðô (( : 824550), Như Ngọc (( : 822651), Hải Sơn (( : 827252) đều ở ngay đường vào chợ Ðà Lạt và một số nhà hàng ở đường Phan Ðình Phùng như Phượng Hoàng (81 Phan Ðình Phùng, ( : 822773), nhà hàng Cẩm Ðô (81Phan Ðình Phùng, ( : 822732), nhà hàng Tân Huê Ðô (số 27/2 đường Hoàng Diệu, ( : 826848). Quán Tân Huê Ðô có món dê giả cầy thuộc loại nhất, nhì phố núi và giá cả cũng thuộc loại vừa vừa phải chăng. Trước đây quán ở đường Phan Ðình Phùng, từ ngày dời về đường Hoàng Diệu dù trong hẻm vẫn đắt khách hàng nhờ giá cả và chất lượng. Hoặc du khách có thể ghé nhà hàng Vạn Huê Lầu số 22/2 Trần Phú (( : 824794) với vị trí khá đẹp lại có Karaoke sân khấu cùng đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp lịch sự.

Một địa chỉ rất quen thuộc của giới ẩm thực, nhất là khách nước ngoài (khách “ba lô”) là nhà hàng Long Hoa, số 6 đường 3/2, ( : 822934 và Nhà hàng Thanh Thanh số 4 Tăng Bạt Hổ, ( : 821836 – 829158. Cả hai nhà hàng này đều nằm ngay khu trung tâm Hòa Bình.

Muốn ăn cơm niêu cùng các món ăn Nam Bộ thì đến Như Ngọc 2, số 19/8 Hồ Tùng Mậu (( : 833999) sau lưng Bưu điện trung tâm Ðà Lạt) với một vị trí đẹp nhìn ra khu trung tâm chợ và với các cô phục vụ áo bà ba duyên dáng.

Muốn thưởng thức các món nướng thì hãy đến quán Sapa (5 Hải Thượng, ( : 835760). ở đây có hàng chục món nướng với cách ướp gia vị mang âm hưởng vùng núi phía bắc Sapa , giá cả cũng không quá mắc với 35 – 40 ngàn/đĩa nướng cho 4 người. Buổi sáng, tại đây cũng có phục vụ ăn sáng nhẹ. Phòng ốc được thiết kế theo kiểu nhà sàn cách điệu của vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên.

Một điểm ăn trưa và ăn tối không thể không nhắc đến là quán ăn Như Ý ở ngay gần rạp Giải Phóng (số 143B đường Phan Đình Phùng, ( : 823770). Nếu từ khu Hòa Bình chỉ cần xuôi dốc Trương Công Định là đến. Các món ăn ở đây khá đa dạng (có thể kêu phần và kêu món), chất lượng khá, giá cả vừa phải và đã được du khách các tỉnh “chấm” từ nhiều năm nay hoặc quán Suối Mơ (17 Nguyễn Văn Trỗi, ( : 823022).

Đối với các du khách muốn “lai rai” tí chút với bạn bè thì nên chọn món “lẩu dê” để được thưởng thức các món rau xanh của Đà Lạt. Rẻ nhất, chất lượng nhất là quán dê Ngân (số 32C Hai Bà Trưng, ( : 823808), sau đó là quán Phú với các món dê trên đường Hoàng Diệu hay một số quán nhậu bình dân ở đường Lê Quý Đôn (khu Ba Toa, cách chợ Đà Lạt hơn 1 km (và rất gần phía đường 3/2, Nguyễn Văn Cừ). Chỉ với 40.000đ – 60.000đ, đã có làm một buổi hàn huyên cho 3 – 4 người (không tính tiền rượu, bia).

Nếu ở khu vực gần hồ Than Thở, gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến quán dê ở số 05 Hồ Xuân Hương (( : 824197), đây là quán đã có thâm niên với các món dê, rượu tiết dê nhưng giá có “cứng” hơn một chút.

Một món ăn có thể gọi là đặc sản thứ thiệt của Đà Lạt không thể quên là món Atisô hầm giò heo. Đây là loại thuốc bổ, loại món ăn có tác dụng như một loại thần dược sẽ giúp du khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan tăng thêm sức khỏe khi nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. Nhưng món này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atisô (từ Nôen đến đầu mùa hè năm sau).

Ở Đà Lạt, muốn dùng hải sản tươi sống thì đã có nhà hàng Hoa Lê số 1 Nhà Chung (( : 833399), đây là một trong số ít nhà hàng chuyên phục vụ các món hải sản tươi sống.

Đối với khách thích món nướng có thể đến nhà hàng Sapa (5 Hải Thượng, ( : 835760), ở đây có phục vụ món cơm lam truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc.

Ăn khuya

Sau một ngày đi tham quan dã ngoại và sau một buổi tối đi dạo bên bờ hồ Xuân Hương, du khách cần ăn khuya một chút có thể ghé qua hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hồ để tìm một tô bún Huế cay cay (10.000đ/tô) vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế) và một số món khác như cháo vịt, mì quảng.

Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các quán phở ăn được phục vụ người dân Đà Lạt và du khách đến 12 giờ đêm. Đà Lạt là thành phố vườn đặc thù nên các quán ăn thường đóng cửa sớm hơn các nơi khác, do đó chắc ăn nhất là nên đến xung quanh khu Hòa Bình.

Nếu ăn phở thì ghé vào đường Tăng Bạt Hổ có 2 tiệm phở lớn mở cửa rất khuya; có hôm tới 2 giờ khuya vẫn còn bán. Nếu thích ăn miến gà thì nên đến quán ở số 24 đường Nguyễn Chí Thanh, (( : 823578, gần khách sạn Ngọc Lan). Quán miến gà này chỉ bán vào ban đêm và được dân Đà Lạt rất tín nhiệm trong vài năm gần đây.

Đêm Đà Lạt thường rất lạnh, đặc biệt là vào dịp đầu và cuối năm nên rất ít quán mở cửa suốt đêm, ngoại trừ khu “chợ ăn”. Có lẽ do đặc điểm này nên người ta đặt cho nó cái tên chợ Âm phủ.

Uống café ở đâu?

Có thừa quá không khi đặt ra câu hỏi này khi hầu như quanh thành phố đều có thể gọi được một ly cà phê ? Xin thưa đối với dân nghiền cà phê thì không thừa bởi đối với người hay uống cà phê chất lượng, giá cả, vị trí luôn được nhắm tới.

Thường du khách luôn có sở thích được ở gần, được đi chơi ở khu trung tâm Đà Lạt nên phần đông cũng thích uống cà phê sáng hay tối ở quanh khu trung tâm Hòa Bình. Ở các đường gần chợ Đà Lạt như Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, Trương Công Định hay Nguyễn Văn Trỗi đều có khá nhiều quán cóc dành cho dân lao động Đà Lạt, đặc biệt là khu vực quanh bến xe Tùng Nghĩa (gồm đầu 2 đường Phan Bội Châu và Nguyễn Văn Trỗi). Giá cả rất bình dân với 2.000 – 2.500/ly cà phê đen nóng và nếu có đá thì cũng chỉ khoảng 3 – 4 ngàn đồng/ ly.

“Phố cà phê”. Đối với người thích có vị trí đẹp để ngắm trời đất Đà Lạt (có lẽ phù hợp với phần đông du khách) thì không lý tưởng bằng dãy quán cà phê lưng chừng dốc lên khu Hòa Bình (một mặt quay bên đường Nguyễn Chí Thanh). Giá cả dao động ở mức 5 –6 ngàn/một ly cà phê đen và 7.000đ/ly cà phê sữa. Các loại nước uống cũng nhích hơn một chút do tiền chi phí mặt bằng cao. (Giá ngày lễ và dịp đông khách có thể tăng thêm chút)

Trong ký ức của người yêu Đà Lạt và lên Đà Lạt nhiều lần có lẽ không thể quên được quán cà phê Tùng nằm ở ngay khu Hòa Bình chỉ phục vụ với một loại nhạc lại sành cà phê. Chất lượng cà phê ở đây đã được khẳng định từ cách đây hàng chục năm. Du khách nước ngoài cũng hay ghé vào quán này (khách sành cà phê).

Vào ban đêm, nếu muốn có một không gian lý tưởng nữa, du khách có thể ghé tầng thượng của chợ lầu Đà Lạt – nơi đây có nhà hàng với các món nhậu nhưng chủ yếu là bán cà phê, giải khát. Từ đây, khách có thể ngắm nhìn thành phố Đà Lạt đang lên đèn, ngắm những dòng người xe xuôi ngược ra vào chợ ở phía dưới.

Nhưng nếu có thời gian rảo bộ thì nên đến quán Valentin ở đường Hồ Tùng Mậu (bên khách sạn Palace) nơi đây có nhạc tuyển và khung cảnh đẹp, yên tĩnh.

Nếu muốn có cảm giác mạnh hơn nữa, khách có thể ghé vào 2 nhà hàng bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy. Ở đây sẽ có món “Cà phê run” khi ngồi ngoài trời vào nửa buổi chiều trở về khuya (run vì lạnh). Đặc biệt lưu ý du khách là do có vị trí “chiến lược” đẹp, diện tích lại nhỏ nên giá cả ở 2 nhà hàng này, nhất là Thủy Tạ có cứng hơn nhiều so với ở ngoài. Nhưng bù lại, vào 2 tối trong tuần nhà hàng Thủy Tạ có phục vụ du khách món “âm nhạc dân tộc” do chính một số nghệ sĩ của Đà Lạt trực tiếp biểu diễn. Hoặc du khách có thể yêu cầu được nghe đàn dương cầm.

Nếu là người từ TP. HCM lên vốn đã quen với thương hiệu cà phê Trung Nguyên thì đã có quán cà phê Trung Nguyên ở dưới dốc đường 3 tháng 2 (tầng trệt và lửng của khách sạn Golf 2).

Đối với người thích ăn kem thì không cần đi đâu xa vì ở ngay “phố cà phê” kể ở trên đã có sẵn quán kem Việt Hưng và kem Ý khá nổi tiếng. Nhưng hy vọng là rất ít du khách đến xứ lạnh mà thèm kem

——————————————————————————
——————————————————————————

1. Trước tiên là Bún Công, tô bún ở đây rất lớn và ngon, có 3 loại để bạn lựa chọn: Tô nhỏ 10.000, tô lớn 12.000 và tô đặc biệt 15.000 đồng, theo tô thì các bạn lên ăn tô lớn vì vừa ngon và vừa lo cho một người cỡ cầu thủ bóng rổ. Quán này nằm cạnh trường trường ĐH Đà Lạt, trên đường Phù Đổng Thiên Vương, ngã 5 ĐH đi lại khoảng 500 mét

2. Bánh canh Xuân An, chu cha ngon lắm, chỉ với 12.000 đồng, nó nằm gần bưu điện tp. Đà Lạt

3. Bánh bèo số 4 (Bánh bèo số 4 chính hiệu bà Hường) món này thì thật khoái đối với chị em, nhưng chỉ có điều khi đến nếu định ăn 2 dĩa thì phải gọi ngay 1 lần chứ chờ ăn xong dĩa đầu mới gọi thì lâu lắm vì khách đông, cả địa phương và khách du lịch. Sở dĩ có tên bánh bèo số 4 vì nó nằm ở cây số 4, ngay đầu dốc La Sơn Phu tử cắt đường Hai Bà Trưng. Chú ý những ngày ăn chay như 14,15,30,1 là không bán.

4. Bún bò Huế, món này tôi thích lắm, vì tôi đã đi khắp các tỉnh Miền Nam mà chưa thấy ở đâu ngon bằng, có lẽ phải ra Huế ăm mới ngon gần bằng. Nó nằm ở hẻm Ánh Sáng, đây là ấp ánh sáng nơi sinh sống của những người gốc Huế vào đây sinh sống, giá 12.000 một tô. lưu ý các bạn có đến ăn thì phải nhanh lên vì khu này sắp giải tỏa

5. Nem nướng Bà Hùng, nguyên liệu là thịt bò xay nhuyễn và nướng trên bếp than củi, khi ăn cuốn với bánh tráng và rau thơm..12.000 đồng một suất, hiện nay có mấy cơ sở như ở Phan Đình Phùng.. nhưng ngon nhất và là nơi gốc của nó là trên Chi Lăng gần bệnh viện Quân Đội của học Viện Lục Quân

6. Quán ăn Tài Ký, các món tiềm như gà, bồ câu, gân bò, gân heo, óc heo,ngọc hành….tiềm với sâm và thuốc bắc, rất ngon và bổ dưỡng, giá 50.000 một tiềm, nằm trên đường Bùi Thị Xuân, Hồ xuân Hương đi lên khoảng 900 mét.

7. Một món cũng phải kể tới là quán ăn của người Tàu nằm trên đường Phan Đình Phùng có tên là: Mì Hoành Thánh, rất ngon và giá chỉ 12.000 đồng một tô.

8. Muốn lai rai một chút thì có Bê thui 371, địa chỉ 371 đường Phan Đình phùng, giá rẻ bất ngờ, 4 người khoảng 100.000 thì say. hoặc chỗ ba toa có quán Thanh Tâm hoặc Lẩu bò 73 Duy Tân cũng các món bò bê rất ngon và rẻ, sở dĩ gọi “ba toa” vì trước đây khu này là Lò mổ.

9. Muốn đơn giản và nhẹ nhàng thì có bánh mì Liên Hoa ở đường 3/2 ngay gần trung tâm, giá mềm và không chặt chém, chỉ 3000 một ổ ăn rất ngon, muốn mua 4 hay 5000 người ta cũng bán. Làm mấy ổ và chai nước cho vào ba lô là bạn có thể yên tâm đi chơi cả ngày, tối về ăn món khác.

Ngoài ra ở KS Golf1 (đinh tiên hoàng) và Golf3 (Trước chợ Đà Lạt) hàng tuần vẫn có tiệc tự chọn với giá cũng vừa phải 50-100 ngàn 1 suất tùy đợt.

Lưu ý: Tuyệt đối không nghe mấy anh chàng cò mồi chạy quanh Hồ Xuân hương hoặc trên đường dụ vào các quán gì gì…vì vào đó có mấy con dao họ mài sẵn rồi, nên vào những quán đông khách, ngay cả uống cafe cũng không lên nghe thao họ để vào những chỗ có gì gì đó, giá họ đưa ra chỉ có trên trời mới chịu được.

——————————————————————————
——————————————————————————
KARAOKE

1. Hương Thầm
Địa chỉ: 37 Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt
Điện thoại: (063)832 277

2. Minh
Địa chỉ: 94 Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt
Điện thoại: (063)824 815

3. Phượng My
Địa chỉ: 6 Bùi Thị Xuân, TP Đà Lạt
Điện thoại: (063)833 202

4. Da Vàng
Địa chỉ: 4S Bùi Thị Xuân, TP Đà Lạt
Điện thoại: (063) 828 702

5. Bích Đào
Địa chỉ: 8 Triệu Việt Vương, TP Đà Lạt
Điện thoại: (063) 822 753

6. 007
Địa chỉ: 242C Phan Đình Phùng, TP Đà Lạt
Điện thoại: (063) 827 903

7. Nhật Quang
Địa chỉ: 39/11 Phan Đình Phùng, TP Đà Lạt
Điện thoại: (063) 831 391

8. Quỳnh Hương
Đường Cô Giang, sau BV Y học Cổ Truyền, tầng 1 và tầng 2 là karaoke, tầng 3 là phục vụ Cafe, fast food, Cocktail. Tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần Ca nhạc và độc tấu Piano (quán này hát âm thanh cũng được, có phòng lớn và sân khấu biễu diễn phù hợp cho nhóm bạn sôi động)

9. Sài Gòn Ca Dao

Đường Phù Đổng Thiên vương

——————————————————————————
——————————————————————————

HOTEL

Khách sạn Sofitel

Đây là khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao lớn nhất tại Đà Lạt. Sofitel còn có một hệ thống các nhà hàng, khu vui chơi giải trí phục vụ mọi nhu cầu của quý khách.
Địa chỉ: 12 Trần Phú, Đà Lạt.
Tel: (063) 825444
Fax: (063) 825666
Giá phòng: 241$ – 495$/ phòng.

Khách sạn Novotel

Khách sạn Novotel đạt tiêu chuẩn 4 sao với đầy đủ tiện nghi, hiện đại mang một phong cách riêng rất độc đáo.
Địa chỉ: 7 Trần Phú, Đà Lạt.
Tel: (063) 825777
Fax: (063) 825888
Giá phòng: 103$ – 137$/ phòng.

Khách sạn Golf 3

Là một khách sạn 3 sao có sức chứa 73 phòng nằm ngay trung tâm thành phố với đầy đủ tiện nghi, hiện đại.
Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Lạt.
Tel: (063) 826049 – 830579
Fax: (063) 830579 – 830396
Email: golf3hot@hcm.vnn.vn
Giá phòng: 45$ – 100$/ phòng.

Khách sạn Cẩm Đô

Là khách sạn 3 sao, một trong những khách sạn lớn và có uy tín tại Đà Lạt bởi trang thiết bị và cơ sở hạ tầng đạt loại tốt nhất.
Địa chỉ: 81 Phan Đình Phùng, Đà Lạt.
Tel: (063) 822732
Fax: (063) 830273
Email: camdohotel@vnn.vn
Giá phòng: 30$ – 60$/ phòng.

Khách sạn La Vy

Không ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị đông đúc, La Vy tọa lạc trong một không gian khá rộng và thoáng mát. Là địa chỉ quen thuộc của các du khách trong và ngoài nước.
Địa chỉ: 2B Lữ Gia, Đà Lạt.
Tel: (063) 826007
Fax: (063) 825446
Email: lavytel@hcm.vnn.vn
Giá phòng: 15$ – 30$/ phòng.

Khách sạn Bông Hồng *

Địa chỉ: 73 Đường 3/2, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822518/ 828724
Fax: (84-63) 833301
Số phòng : 38

Khách sạn Dinh 2 **

12 Trần Hưng Đạo, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 821219 Fax: (84-63) 825885
Số phòng : 24

Khách sạn Golf I ** (Nhìn sang đồi cù thật đẹp)
11 Đinh Tiên Hoàng, Tp. Đà Lạt , Lam Dong
Tel: (84-63) 824082 Fax: (84-63) 824945
Số phòng : 36

Khách sạn Duy Tân **

83 Đường 3 tháng 2, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 823564 Fax: (84-63) 823677
Số phòng: 35

Khách sạn Cảng Sài Gòn

11 Huỳnh Thúc Kháng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822521/ 823987
Fax: (84-63) 833053
Số phòng: 26

Khách sạn Châu Âu (Europe) *

76 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822870
Fax: (84-63) 824488
Số phòng: 15

Khách sạn du lịch công đoàn Đà Lạt

1 Yersin, Phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: 63-822186 Fax: 63-825329
Đặc biệt là những ngôi biệt thự nhỏ nằm dưới rừng thông rất đẹp và cửa sổ nhìn ra Hồ Xuân Hương

Khách sạn Đại Lợi **

3A Bùi Thị Xuân, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 837151 Fax: (84-63) 837474
Số phòng: 39

Khách sạn Mimosa

170 Phan Đình Phùng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822656 Fax: (84-63) 832275
Số phòng: 25

Khách sạn Á Đông

65 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822724 Fax: (84-63) 822988
Số phòng: 44

Khách sạn Hải Sơn *

1 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822622/ 822379 Fax: (84-63) 822623
Giá (USD): 10-20.
Số phòng : 56
Ngay gần chợ Đà Lạt

Khách sạn Lâm Sơn

5 Hải Thượng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822362 Fax: (84-63) 815705
Số phòng: 23

Khách sạn Hoà Bình

64 Trương Công Định, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822787/ 822982 Fax: (84-63) 834223
Số phòng: 25

Khách Sạn IMS Empress

Nguyễn Thái Học, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: 833888, 829399

Khách Sạn Vietsopetro

7 Hùng Vương, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: 833077, 833088

Khách sạn Thành An

5 Hà Huy Tập, Tp. Đà Lạt , Lâm Đồng
Tel: (84-63) 828407
Fax: (84-63) 821032
Số phòng: 12

Khách Sạn Hương Trà

7 Nguyễn Thái Học, P. 1, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Tel: 837951, 837950

Khách sạn Hoa Lan

11A/2 Lê Quý Đôn, Tp. Đà Lạt , Lâm Đồng
Tel: (84-63) 826050

Khách sạn HP **

2B Lê Hồng Phong, Tp. Đà Lạt , Lâm Đồng
Tel: (84-63) 822607 Fax: (84-63) 837222
Số phòng: 20

Khách sạn Hướng Dương

1 B1 Hải Thượng, Tp. Đà Lạt , Lâm Đồng
Tel: (84-63) 835750 Fax: (84-63) 835750

Khách sạn: Tân Thanh
Địa chỉ: 17 Lê Đại Hành
ĐT: 063.822962-835824
DĐ:090.3688585
Fax: 063.835826

Khách sạn: Thanh Hoài
Địa chỉ: 29D Phan Bội Châu
ĐT: 063.510550

Khách sạn: Hoàng Hương
Địa chỉ: 79 Phan Bội Châu
ĐT: 063.826516

Khách sạn: Đức Anh
Địa chỉ: 75 Phan Bội Châu
ĐT: 063.836929
DĐ:098.719676

Khách sạn: Duy Tiến
Địa chỉ: 71 Phan Bội Châu
ĐT: 063.823578

Khách sạn: Hiếu Thảo
Địa chỉ: 29 Phan Bội Châu
ĐT: 063.828879
DĐ: 0983999293

Khách sạn: Hương Lâm
Địa chỉ: 29B Phan Bội Châu
ĐT: 063.829394

Khách sạn: Việt Hà
Địa chỉ: 29K Phan Bội Châu
ĐT: 063.37981-823942
DĐ: 0913.762552

Khách sạn: Thanh Hoài
Địa chỉ: 07 Phan Bội Châu
ĐT: 063.510290

Khách sạn: Phước Đức (tiêu chuẩn 1sao)
Cạnh café Tùng
Địa chỉ: 04 Khu Hoà Bình
ĐT: 063.822200
Giá phòng hiện tại: 150.000đ/2ng/1phòng (250.000đ/4ng/1phòng)

Khách sạn Thảo Nguyên
Địa chỉ: 02 Nguyễn Chí Thanh
ĐT: 063825386

Khách san: Vĩnh Lộc
Địa chỉ: 18 Nguyễn Chí Thanh
ĐT: 063.835919

Khách sạn: Ly La
Địa chỉ: 18A Nguyễn Chí Thanh
ĐT: 063.834540-820051
Số phòng : 12

Khách sạn Hoàng Việt
Địa chỉ: 22A Nguyễn Chí Thanh
ĐT: 822406

Khách sạn: Long Vương
Địa chỉ: 22 Nguyễn Chí thanh
ĐT: 063.836423
Fax: 063.510816

Khách sạn: Thanh Tùng
Địa chỉ: 28 Nguyễn Chí Thanh
ĐT: 063.821437

Khách sạn: Quỳnh Anh
Địa chỉ: 38 Nguyễn Chí Thanh
ĐT: 063.823944

Khách sạn: Hồng Lộc
Địa chỉ: 40 Nguyễn Chí thanh
ĐT: 063.511021

Khách sạn: Ngọc Lan
Khách sạn mới xây tiêu chuẩn 4 sao
Giá phòng từ 600 đến 700 ngàn/1phòng
Đường Nghuyễn Chí Thanh (ngay trung tâm nhìn xuống chợ, địa thế đẹp)
Đặc biệt có tiệc Buffet vào chiều thứ 7 hàng tuần, giá 79000/1 suất

Khách sạn: Nguyễn Hiền
Địa chỉ 8 đường 3 tháng 2
ĐT: 063.823451

Khách sạn: Ngọc Phú
Địa chỉ 12 đường 3 tháng 2
ĐT: 063.821954

Khách sạn Việt Phong
Địa chỉ 34 Khu Hoà Bình
DT: 063.510993-511155
Fax: 063.511144

Khách sạn Thiên Tâm
Địa chỉ 1A Nam Kỹ Khởi Nghĩa
ĐT: 063.823518

Khách sạn Nam Ngọc
Địa chỉ 7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
ĐT: 063.820784

Khách Sạn Ngọc Trang
Địa chỉ: 5 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
ĐT: 063.825515

Khách sạn Duy Thảo
Địa chỉ: 5B Nam Kỳ Khởi Nghĩa
ĐT: 063.821018

Khách sạn Ngọc Hân
Địa chỉ: 84-86 Đường 3 tháng 2
ĐT: 063.822863

Khách sạn Hữu Nghị
Địa chỉ: 63B Đường 3 tháng 2
ĐT: 063.820567-822706-823509

Khách sạn: Thanh Trúc
Địa chỉ 2D Nguyễn Văn Trỗi
ĐT: 063.821214-221729
DĐ: 0918.810989
Giá phòng hiện tại 160.000đ/2ng/1phòng (200.000đ/4ng/1phòng)
Đây là giá hiện tại ngày thường rẻ hơn (nhưng dịp lễ lớn thì sẽ đắt hơn)

Khách sạn Thanh Bình (1 sao)
40 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Đà Lạt , Lam Dong
Tel: (84-63) 822909 Fax: (84-63) 827296

Kinh nghiệm sắp xếp đồ khi đi du lịch bụi

Bạn sẽ mang bao nhiêu đồ cho một chuyến đi của mình? Bạn sẽ mang bao nhiêu ba lô, vali cho một chuyến đi? Những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự không đơn giản chút nào.

Nếu bạn mang nhiều đồ: bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về trang phục trong chuyến đi, hạn chế phần nào việc phải sử dụng dịch vụ giặt ủi (tiết kiệm được kinh phí)… nhưng xin hãy nghĩ tới những điều phiền toái mà bạn phải đối diện: với đóng đồ đạc đồ sộ kia ai sẽ mang nó giúp bạn? bạn sẽ phải trả thêm chi phí hành lý mang theo khi đi máy bay? đống hành lý của bạn sẽ như thế nào sau chuyến đi khi bạn bổ sung thêm vài món đồ lưu niệm,…
Trong bài viết này, Nhật Minh xin chia sẻ vài điều về kinh nghiệp sắp xếp đồ khi đi du lịch:
Xem lại lịch trình đi
Bạn cần phải nắm chắc về điểm đến, số lượng ngày đi, các hoạt động trong chuyến đi (dự kiến),… Từ đó sẽ xác định được số lượng các đồ đạc cần mang theo: áo quần, giầy dép,… 

Lên danh sách các thứ mà bạn cần mang đi (checklist)
Lên danh sách theo thứ tự ưu tiên, bao gồm: áo quần, giày dép, tiền bạc (thẻ visa, tiền mặt, séc du lịch), giấy tờ tùy thân (passport, visa, CMND,…), các phiếu booking (khách sạn, vé máy bay,…), bản đồ, sách (guidebook, truyện,…), những đồ đạc khác: laptop, máy ảnh, kem đánh răng, sửa tắm, sửa rửa mặt,…
Nhớ rằng: cái gì không nằm trong danh sách này thì bạn không mang theo. 

Lên danh sách các thứ cần mang theo
Kiểm tra vali và balô bạn hiện có
Tùy thuộc vào điểm đến, và thời gian đi mà số lượng hành lý mang theo có sự khác nhau: đi ngắn ngày bạn có thể chỉ mang một ba lô, đi dưới một tuần bạn có thể mang một ba lô lớn (hoặc vali) và một ba lô nhỏ…
Trong các chuyến đi của mình Nhật Minh thường mang theo hai ba lô (hoặc một vali một balô), trong đó ba lô lớn (hoặc vali) để đựng áo quần, giầy dép; balô nhỏ đựng các thứ cần thiết (giấy tờ, bản đồ, guidebook, máy ảnh… – luôn mang bên mình).
Kiểm tra xem vali, balô bạn đang có có chứa được hết những đồ đạc bạn mang theo không? Nếu không chứa được hết, giải pháp cho bạn là: mượn balô, mua balô, hoặc bỏ lại một số thứ không cần thiết ở nhà (lên danh sách theo thứ tự ưu tiên là vì vậy)
•  Sắp xếp hành lý
Xác định đồ đạc của bạn sẽ được đặt trong balô nào, cái nào trước, cái nào sau…
•  Xếp đồ
Theo Nhật Minh nhận thấy có hai cách xếp đồ phổ biến khi đi du lịch là: xếp theo kiểu cuốn và xếp chồng.
  • Xếp cuốn: Trước hết bạn cần xếp quần áo thành hình chữ nhật (gấp đôi theo nữa chiều dọc), chồng hai hoặc ba thứ lên nhau rồi cuốn lại (giống cuốn bánh).
Xếp áo quần theo kiểu cuốn

 

  • Xếp bó (xem ảnh): chồng ha hoặc ba thứ lên nhau rồi gấp lại.
Xếp áo quần theo kiểu bó
Xếp áo theo kiểu bó

 

Cả hai cách trên đều giúp bạn tiết kiệm được một khoản không gian đáng kể cho vali hay balô của mình, đồng thời quần áo của bạn cũng ít bị nhăn nhó hơn.
Xem tại đây nếu video load chậm
Thông thường người ta sẽ kết hợp cả hai kiểu xếp đồ nói trên khi xếp đồ vào vali, balô (bạn có thể thấy trong video)
Một số điều cần chú ý:
  • Các giầy tờ quỳ thân, các phiếu booking,… phải luôn mang bên mình
  • Nếu bạn đi xa, nên mang theo một ít đồ ăn nhẹ để trong balô nhỏ mang theo bên mình.
  • Khi xếp giầy, đừng quên rằng bên trong đôi giầy của bạn còn có một không gian có thể đựng được một vài thứ. Giày dép: 2 đôi là đủ. Nhật Minh thường mang theo một đôi giày sandal (hoặc dép) cùng với một đôi giày.

Hát KaraOke tại Đà Lạt

Đối với những người “sành” trong việc thưởng thức thú vui hát karaOke tại thành phố Đà Lạt sương mù chắc hẳn đã khá quen với cái tên KaraOke Sơn. địa chỉ 38B Hai Bà Trưng.

KaraOke Sơn là điểm đến lý tưởng cho những buổi họp mặt bạn bè, chiêu đãi khách hàng hay những buổi tiệc sinh nhật vui vẻ ….. đây là sân chơi thú vị cho những ai đam mê ca hát. Sơn KaraOke có phòng nhỏ (từ 4 đến 10 người) và phòng lớn (20 đến 40 người) để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn muốn chọn phòng VIP cho riêng mình – KaraOke Sơn chúng tôi cũng sẵn sàng phục vụ bạn một cách chu đáo.
Không muốn bị đồng hóa với các quán KaraOke dựng lên ngày càng nhiều, Sơn đã tạo nên cho mình sự khác biệt trong lối kiến trúc độc đáo và cách phục vụ niềm nở và nhiệt tình. Với kiến trúc 5 tầng Sơn có 10 phòng hát, mỗi phòng đều có một phong cách riêng. Chính điều này đã tạo nên sự mới lạ cho khách mỗi lần đến với KaraOke Sơn. Bên cạnh đó việc đầu tư hệ thống âm thanh ánh sáng, hệ thống máy phát điện hiện đại và tiên tiến nhất….. KaraOke Sơn chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một thế giới âm nhạc đầy sắc màu.

Với đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp


Là những người trẻ trung, sành điệu khi đến với KaraOke Sơn bạn sẽ được chào đón trong căn phòng đầy đủ ánh sáng. Ánh sáng vàng chanh phủ khắp căn phòng như ánh nắng mùa thu ùa vào trong từng góc cạnh từng chi tiết ….. Những ánh điện đủ màu nhấp nháy, những đèn lases …. Sang trọng luôn hấp dẫn và cổ vũ cho bài hát của bạn. Điểm nối bật nhất ở Sơn dễ nhìn thấy là cách bài trí những màn hình phẳng khổng lồ – đây chính là sân khấu ca nhạc thu nhỏ mà ở đó khách hát là những nghệ sỹ thực thụ.
Những giờ phút giải trí tuyệt vời



Trong lúc thưởng thức những bài hát hay, bạn có thể nhấp giọng với những thức uống mang hương vị hấp dẫn. Ẩm thực ở KaraOke khá phong phú từ những ly cocktail đến những ly nước trái cây ngon tuyệt…. Say sưa với những ca khúc “Tủ” đến khi đói bụng bạn sẽ được phục vụ những món ăn nhanh, ngon miệng.
Phòng rộng lớn sang trọng với hệ thống âm thanh hiện đại


Karaoke Sơn với đội ngũ phục vụ ân cần, chu đáo, hệ thống âm thanh hiện đại, không gian sạch sẽ, mát mẻ, các món ăn, thức uống được chế biến ngon sẽ làm bạn hài lòng.
Vững tin vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Sơn KaraOke nhận đặt tiệc và cam kết mang đến cho khách hàng của mình chất lượng phục vụ tốt nhất. KaraOke Sơn một lần nữa khẳng định số một của mình tại thành phố Đà Lạt hiện nay.
Karaoke Sơn _ Đà Lạt

Địa chỉ: 38B Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 063.354.6789 – 09.8888.3458
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem Karaoke Sơn ở bản đồ lớn hơn

Karaoke Sơn _ Đà Lạt

Địa chỉ: 38B Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 063.354.6789 – 09.8888.3458